Ngày 23 tháng Chạp hằng năm, theo truyền thống, các gia đình lại sắm sửa lễ vật cúng tiễn ông Công, ông Táo về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng trong năm vừa qua.

Ông công ông táo có nhiều cách để lý giải bởi nó có nhiều truyền thuyết kể lại. Theo PGS-TS Trần Lâm Biền thì phong tục thờ cúng và bài văn khấn ông công ông táo của dân tộc Việt Nam không phải là một hủ tục mê tín dị đoan mà đó là tín ngưỡng văn hóa dân tộc. Tục lệ này có nguồn gốc từ 3 vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Qua đó thời gian đã được Việt Hóa thành huyền tích 2 ông 1 bà bao gồm: 1 vị thần đất, 1 vị thần nhà và một vị thần bếp. Vì thế cứ đến ngày này hằng năm cá gia đình lại dọn dẹp nhà cửa bàn thờ sạch sẽ làm mâm cỗ cúng để tiễn ông táo về chầu trời.

Theo chuyên gia phong thủy thời điểm còn một tuần nữa là đến Tết Nguyên đán, người dân sẽ dọn dẹp nhà cửa, bếp núc và phải đắp 3 ông đầu rau mới thay 3 ông đầu rau cũ đi. Sau đó người dân tổ chức cúng để 3 ông đầu rau bay lên trời, bẩm báo với Ngọc Hoàng những cái được và những gì chưa may mắn, bất hạnh của gia đình trong một năm qua.

Tết ông côn ông táo: Ngày tết ý nghĩa
Tết ông côn ông táo: Ngày tết ý nghĩa

Ngoài ra, cả trong văn khấn cúng rằm tháng giêng cũng vậy thể hiện sự biết hơn của con cháu trong gia đình với các vị thần đã mang lại ấm no cho gia đình trong suốt một năm qua. Bên cạnh đó là lúc để mọi người trong gia đình cùng đoàn tụ bên mâm cơm là nét đẹp truyền thống từ xa xưa đến nay.

“Tục cúng ông Công, ông Táo, cũng như các phong tục tốt đẹp khác của dân tộc luôn luôn hướng con người tới những điều thiện, điều tốt lành. Tục lệ này cũng nhắc nhở mọi người cần phải cố gắng làm những việc tốt, làm ăn lương thiện, các thành viên trong gia đình sống hoà thuận, yêu thương nhau và thể hiện lòng tôn kính trong các bài văn khấn tết”- GS-TS Nguyễn Chí Bền chia sẻ.

Theo giáo sư Trần Ngọc Thêm, một năm mở đầu bằng Tết Nguyên Đán và kết thúc bằng Tết ông Táo vào 23 tháng Chạp. Đến đêm 30 tháng Chạp, ông Táo trở về cùng gia đình bước vào năm mới. Như vậy, hệ thống lễ Tết làm thành một chu trình khép kín, âm dương chuyển hóa cho nhau.