Tin trong ngày: Các thương vụ liên quan đến Vingroup với vai trò bên mua và bán chiếm hơn một phần tư tổng giá trị M&A trong năm qua.

6 tháng đầu năm 2019, theo Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch & Đầu tư, giá trị nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước đạt 2,64 tỷ USD. Dự báo của ban tổ chức diễn đàn, năm 2019, giá trị M&A có thể đạt mốc 6,7 tỷ USD, bằng hơn 88% so với 2018.

Số liệu của ban tổ chức Diễn đàn M&A Vietnam cho biết tổng giá trị các thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) tại Việt Nam năm 2018 đạt 7,64 tỷ USD, bằng xấp xỉ 75% so với năm 2017. Tuy nhiên, nếu loại trừ đóng góp của thương vụ kỷ lục Sabeco, yếu tố gây đột biến cho hoạt động M&A năm 2017, thì giá trị năm 2018 tại Việt Nam vẫn tăng hơn 41%.

Nhiều sự kiện diễn ra khi các nhà đầu tư từ Singapore, Hong Kong, Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động M&A tại Việt Nam.

Hàn Quốc dẫn đầu về mua bán, sáp nhập tại Việt Nam
Hàn Quốc dẫn đầu về mua bán, sáp nhập tại Việt Nam

Theo đơn vị thống kê, nếu như 2017 là năm của Thái Lan, thì năm 2018 đánh dấu sự khởi sắc của dòng vốn từ Hàn Quốc với những thương vụ đầu tư lớn, trong đó nổi bật là thương vụ SK Group trở thành cổ đông lớn của Vingroup sau thương vụ một tỷ USD.

Diễn đàn M&A Vietnam là hoạt động thường niên do Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Báo Đầu tư và Công ty AVM Vietnam phối hợp tổ chức từ năm 2009. Diễn đàn năm nay dự kiến diễn ra ngày 6/8 tại TP HCM.

Đặc biệt, tổng giá trị mua bán của thương vụ liên quan đến Vingroup, cả vai trò bên mua và vai trò bên bán lên đến 2,41 tỷ USD, chiếm 25,64% tổng giá trị M&A trong một năm qua. Bên cạnh đó, trong diện nhà nước thoái vốn, thương vụ thoái vốn tại Vinaconex được ghi nhận là lớn nhất.