Kqxsmb – Hơn một năm, sau thông tin hàng loạt người nông dân ở xóm nghèo Đông Phước trúng giải so xo độc đắc làm xôn xao dư luận cả nước, khi quay lại đây chúng tôi thực sự bất ngờ trước sự thay da đổi thịt của mảnh đất này.

Những đồng tiền “lộc trời” đã được những người nông dân cả đời lam lũ tái đầu tư vào sản xuất và mang lại sự bình yên đằng sau những nếp nhà khang trang vẫn còn thơm mùi vôi mới.

Những tờ độc đắc thay đổi số phận

Tìm về thôn nghèo Đông Phước hơn một năm sau, khi những thông tin về việc hàng loạt hộ gia đình ở thôn Đông Phước (xã Hòa An, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) trúng vé số độc đắc, được các phương tiện truyền thông đại chúng đưa tin khiến dư luận cả nước được một phen xôn xao, nhưng khi chúng tôi tìm về đây những thông tin về khoản “lộc trời” này vẫn chưa hết nóng. Chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng, trước sự thay da đổi thịt nhanh chóng của một trong những xóm nghèo nằm ven bên bờ sông Ba.

Gặp chúng tôi xsgl, ông Trương Văn Thạnh, Trưởng thôn Đông Phước dù đang tất bật với công việc kinh doanh xưởng dệt của gia đình, cũng hồ hởi cho biết: “Cách đây hơn một năm, khoảng đầu tháng 10/2012, ở thôn nghèo này có hơn chục hộ gia đình đồng loạt trúng số độc đắc, khiến cả làng xôn xao về chuyện nhận được “lộc trời” ban khi hầu hết những gia đình trúng số ở trong thôn thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.

Người trúng hai ba tờ thì có thể kể tới các hộ ông Nguyễn Xuân Mẫn (SN 1932), ông Nguyễn Thìn (SN 1941), Nguyễn Thuận… còn trúng nhiều thì phải kể đến gia đình ông Phan Kiểm – bà Đỗ Thị Phương. Khi riêng họ trúng liền một mạch 8 tờ vé số giải độc đắc”.

   ngoi-lang-trung-so1

Gia đình ông Thìn phát gạo cho bà con khó khăn trong thôn.

Ông Thạnh cũng hồ hởi chia sẻ thêm: “Chính nhờ số tiền có được từ trúng số độc đắc mà nhiều hộ có vốn làm ăn, nhà cửa được xây mới khang trang khiến cho bộ mặt của thôn Đông Phước từ một trong những thôn nghèo trở nên khang trang giàu có”.

Tìm về nhà ông Nguyễn Thìn ở cuối thôn Đông Phước khi vợ chồng ông vừa dùng cơm trưa quây quần cùng với con cháu. Khi được hỏi về khoản “lộc trời” mà trời ban cho gia đình ông cách đây hơn một năm, ông hồ hởi cho biết: “Sáng đó, cậu bán vé số hàng ngày vẫn thường đi qua đây, đi qua nhà tôi rõ sớm.

Vì cái sự nhiệt tình ngày nào cũng chào của cậu ấy dù tôi không mua. Thế nhưng hôm đó tôi lại đánh liều mua hai tờ vé số bộ 06868, mỗi tờ 5.000 đồng của Công ty xổ số kiến thiết tỉnh Khánh Hòa, giải đặc biệt trị giá 125 triệu đồng. Thấy dãy số đẹp tôi gọi vợ chồng ông Nguyễn Xuân Mẫn ở bên nhà mua chung cho vui, biết đâu trúng giải đặc biệt thì lại có tiền đi du lịch. Chiều hôm đó, khi tivi thông báo kết quả xổ số, tôi không tin vào mắt mình nữa khi cặp vé số tôi mua lúc sáng trúng giải đặc biệt. Tôi không thể ngờ mua chơi mà trúng thiệt”.

Cả làng hưởng “phúc” của những người may mắn

Suốt hai ngày sau đó, lần lượt chân dung của hơn chục hộ ở xóm nghèo thôn Đông Phước trúng giải độc đắc lần lượt lộ diện. Rất nhiều bà con trong xóm hoan hỉ như chính mình vừa trúng giải độc đắc. Biết tin mình được “lộc” của trời, với quan niệm lộc bất tận hưởng, ông Thìn nghĩ ngay đến chuyện giúp đỡ bà con trong xóm có hoàn cảnh neo đơn khó khăn.

Nói là làm, vì không nắm rõ những hộ có hoàn cảnh khó khăn trong thôn nên ông đến nhà ông Thạnh lập giúp danh sách những hộ còn nghèo ở trong thôn. Hơn 130 hộ dân trong thôn đã nhận được món quà của ông là bì gạo 10kg với tâm niệm: “Cuối đời được hưởng “lộc trời nên tôi nghĩ ngay đến việc giúp đỡ người nghèo khó”.

Nghe ông Thìn “ôn” lại chuyện cũ, ông Thạnh cũng triết lý: “Khi thấy những người trúng độc đắc ngày đó trong thôn đã sử dụng hợp lý số tiền lớn mà mình có trong tay, tôi rất vui mừng. Trong số các gia đình sử dụng khoản “lộc trời” một cách hợp lý là gia đình ông Phan Kiểm- bà Đoàn Thị Phương, người trúng liền một mạch 8 tờ vé số”.

Ông Thạnh cho biết thêm: “Trước khi trúng độc đắc, gia đình ông Kiểm thuộc diện khó khăn nhất thôn Đông Phước. Căn nhà cả đại gia đình ông Kiểm đang ở cũng phải mang đi cầm cố để có tiền thuốc thang cho mẹ già. Bốn đứa nhỏ con của ông Kiểm đang tuổi ăn tuổi học có nguy cơ không được đến trường do không có tiền đóng học phí”.

Ông Thạnh kể thêm: “Gần một tỷ đồng có được vợ chồng ông Kiểm đã dùng số tiền đó để chuộc lại sổ đỏ căn nhà mà gia đình mình đã mang đi cầm cố rồi tu sửa lại cho khang trang. Chưa dừng lại ở đó, vợ chồng ông Kiểm còn quyết định đầu tư mở tiệm ảnh cưới cho đứa con lớn sau khi đã học xong nghề trang điểm cô dâu trước đó ít lâu. Các con ông không còn sợ phải nghỉ học giữa chừng vì không có tiền đóng học nữa”.   

ngoi-lang-trung-so

Những ngôi nhà khang trang được xây mới hàng loạt thay cho những mái nhà lá xập xệ.

Tỷ phú sau một đêm, dành tiền làm từ thiện

Những hộ kinh doanh ở chợ Xéo (xã Hòa An) đều biết được vợ chồng bà Phương dù có trong tay bạc tỷ, nhưng cả hai vẫn cần mẫn lao động. Hàng ngày, bà vẫn đều đặn dậy từ 3h sáng đi lấy thịt ở chợ đầu mối Tuy Hòa về bán lẻ ở chợ Xéo, còn chồng bà, ông Kiểm hàng ngày vẫn cần mẫn đi phụ hồ dù tiền công ít ỏi. Ông bà quyết tâm sống bằng mồ hôi lao động của mình, chứ nhất định không chịu động đến những tiền có được từ “lộc trời” ban. Bởi ông bà quan niệm đó vừa là những đồng vốn liếng để dành cho các con ăn học sau này cũng như để giúp đỡ người khác.

Chia sẻ về điều này với chúng tôi, bà Phương cho hay: “Số tiền có được từ trúng thưởng, ngoài việc dùng làm vốn mở cửa hàng cho thuê đồ cưới của con gái, rồi chia lộc cho bà con họ hàng, giúp đỡ cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn hơn mình ở trong thôn, quyên góp ủng hộ cho các chương trình từ thiện của địa phương. Số tiền còn lại, tôi đem tất cả gửi cho ngân hàng. Bây giờ, mọi chi tiêu trong gia đình rồi tiền chi phí cho các con ăn học đều lấy từ tiền mồ hôi công sức của cả hai vợ chồng rồi tiền nuôi lợn, nuôi bò có được mà ra”.

Còn ông Thìn xuất thân từ lam lũ nên rất thấm thía câu dân gian của cha ông ta “lá lành đùm lá rách”. Ông tâm niệm: “Trời cho lộc thì không thể hưởng một mình. Khoản tiền trúng số, tôi dành một phần giúp đỡ những gia đình nghèo, những gia đình khó khăn, những người già trong thôn!”.

Nghĩa cử của ông Thìn rất đáng được ghi nhận, dù rằng trước khi trúng số, hoàn cảnh gia đình ông cũng hết sức khó khăn. Từng sống trong bần hàn, ông Thìn thấm thía hơn ai hết nỗi khổ đau của người lao động nghèo. Do vậy, ông đã thông cảm và chia sẻ với họ bằng những gì mình có. Nhiều người dân trong thôn đã rất xúc động trước những nghĩa cử tốt đẹp của ông và gia đình.

Trước những nghĩa cử cao đẹp và việc sử dụng đồng tiền may mắn một cách hợp lý của những người nông dân nghèo, lam lũ ở thôn Đông Phước, chúng tôi không khỏi mừng thầm khi đã không ít lần chứng kiến những người trở thành tỷ phú chỉ sau một đêm khi họ trúng hàng chục tỷ đồng từ vé số. Thế nhưng do cách chi tiêu hoang phí không biết tái đầu tư những đồng tiền may mắn nên họ nhanh chóng trở thành triệu phú giấy chỉ sau một thời gian ngắn.

Tạm biệt những gia đình may mắn, chúng tôi trở về khi mặt trời đã lặn trong sự phấn khởi khó tả. Nhìn những nếp nhà khang trang đang lên đèn hai bên đường, chúng tôi thực sự cảm nhận được niềm vui, sự bình yên của mảnh đất từng một thời nghèo khó này. Thế mới biết, khi được sử dụng hợp lý, những tấm vé số độc đắc có thể giúp đổi đời những số phận.