Theo chuyên gia dinh dưỡng cho bà bầu : Tiểu són khi mang thai có nguy hiểm không và cách xử lý như thế nào. Mời bạn đọc cùng quan tâm theo dõi qua bài viết dưới đây.
Tại sao bà bầu hay bị tiểu són?

Khi mang thai, vùng cơ đáy xương chậu bị căng ra trong suốt thời gian mang bầu. Nó phải nâng đỡ bụng bầu và trọng lượng mỗi ngày một lớn của em bé trong bụng mẹ. Các cơ xương đáy chậu thay đổi khi xuất hiện một áp lực tác động lên bụng bầu như khi bạn ho hoặc cúi xuống. Vậy nên làm thay đổi hoạt động của đường dẫn nước tiểu kết quả là sẽ làm vài giọt nước tiểu bị thoát ra ngoài một cách không thể kiểm soát.

Tiểu són hay tình trạng són tiểu có thể xuất hiện vào bất kỳ thời gian nào của thai kỳ nhưng thường tập trung vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Nó có xu hướng trầm trọng khoảng vài ngày trước ngày sinh.
Khắc phục chứng són tiểu khi mang thai

Để khắc phục tình trạng són tiểu, bạn nên:

Duy trì bài tập đáy xương chậu trong quá trình mang thai để giúp cơ đáy chậu rắn chắc. Luyện tập cũng là cách giúp bạn nhanh khôi phục vóc dáng sau khi sinh.

Có thể bạn quan tâm: Cho con bú đúng cách

Không nên để bàng quang đầy nước. Khi tức bụng nên đi vệ sinh, nhưng không nên hạn chế uống nước. Cần cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể.

Són tiểu kèm theo một số triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt có thể là tình trạng nhiễm trùng đường tiểu, bạn nên đi khám ngay nếu cơ thể không khỏe hoặc kèm theo những triệu chứng bệnh khác.

Nếu tình trạng són tiểu không thuyên giảm sau sinh (đặc biệt là sau một khoảng thời gian bạn luyện tập cơ đáy chậu), nên trao đổi với bác sĩ. Có thể bạn cần biện pháp trị liệu khác với thời gian dài hơn.

Hiện tượng són tiểu thường xuyên, nên lựa chọn loại quần lót có độ thấm hút cao và thay quần lót thường xuyên. Tránh dùng băng vệ sinh liên tục vì nó sẽ khiến vùng kín bị bí hơi, gây viêm nhiễm. Nên trao đổi với bác sĩ nếu tình trạng són tiểu nằm ngoài tầm kiểm soát.
Nguyên nhân
Thay đổi về thể chất và hormone

Khi mang thai, vùng cơ đáy xương chậu bị căng ra trong suốt thời gian mang bầu, nâng đỡ bụng bầu và trọng lượng mỗi ngày một lớn của em bé trong bụng mẹ.

Vùng cơ này sẽ thay đổi khi xuất hiện áp lực tác động lên bụng bầu như khi bạn ho, cúi gập người…Chứng tiểu són không mong muốn này có thể bị gây ra bởi rất nhiều những thay đổi về thể chất và hormone khi mang thai và sinh con của mẹ bầu.

Tăng cân ở mẹ bầu

Trong suốt thai kì, hầu hết mẹ bầu đều sẽ tăng cân do phải ăn uống nhiều hơn để bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ bầu lẫn em bé trong bụng. Vì thế, cùng với cân nặng tăng dần của thai nhi, sự tăng cân của mẹ bầu cũng gây ra áp lực đáng kể cho bàng quang, dẫn đến chứng tiểu són.

"Chú ý: Những thông tin dự đoán trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và hoàn toàn miễn phí. Mong rằng anh em sẽ cẩn trọng, cân nhắc trước khi chơi và không chơi loto vì đó là bất hợp pháp, chỉ nên chơi lô tô do nhà nước phát hành vừa vui vừa đảm bảo ích nước lợi nhà bạn nhé!"