Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, khi trẻ bị tím tái, ho nhiều khàn tiếng mà không thở nổi thì bố mẹ cần đưa bé đi khám ngay. Cùng chuyên mục thực đơn cho bà bầu tìm hiểu vấn đề này nhé
– Đang bệnh mà li bì khó đánh thức: Bé đang bệnh nào đó, ngủ li bì ngoài giờ ngủ, kêu thức dậy mở mắt nhìn xong ngủ tiếp

– Nôn ói tất cả mọi thứ: Ăn vào nôn ngay, nôn liên tục không chứa gì trong bụng được (Phụ huynh sau khi bé nôn không nên ép ăn hay uống sữa ngay).

– Tím tái: Cái này thì ai cũng biết – ho nhiều khàn tiếng mà thở không nổi – khó thở
Khóc quá nhiều

Nếu cha mẹ cảm giác bé khóc quá mức hoặc khóc khác bình thường, cần đưa trẻ đến bệnh viện. Ví dụ như trẻ bị sốt, và tiếng khóc cao hơn bình thường, đó có thể là trẻ bị nhiễm trùng, hoặc nghiêm trọng hơn là viêm màng não.

Tham khảo thêm: Tuyệt chiêu cho con bú hiệu quả
Thóp liền muộn
Khi trẻ mới sinh ra, thóp trước có kích thước là 2,5 x 2,5 cm (đường nối trung điểm của hai cạnh đối diện). Sau khi sinh 2-3 tháng, thóp sẽ rộng ra theo sự tăng to của chu vi đầu trẻ, về sau dần dần thu nhỏ, tháng 12-18 thì khép lại. Nếu thóp đầu bé không nhỏ dàn lại mà thậm chí lớn dần hơn sơ với sau khi sinh mẹ cần cẩn trọng. Trẻ có thể đang bị các bệnh lý sau:
Xương chậm cốt hóa do chức năng của tuyến giáp trạng kém
Bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, hay não to lên khác thường gây nên.
Có một số mẹ nhầm lẫn rằng trẻ to, thóp rộng là dấu hiệu trẻ thông minh. Đó là một sự nhận thức phiến diện.
Khả năng nghe kém
Trẻ không phản ứng khi mẹ gọi tên dù đã được tròn một tuổi, hãy nghĩ ngay tới các vấn đề thính giác của con. Có thể trẻ bị điếc.
Để kiểm tra điếc, các bác sĩ nhi khoa sẽ kiểm tra trẻ nhỏ về khả năng phản ứng với âm thanh, chấn thương vùng đầu, các bất thường bẩm sinh ở đầu và cổ. Đồng thời, bác sĩ sẽ tìm hiểu các nguy cơ nếu trẻ có tiền sử sinh non, nằm lồng ấp, điều trị tích cực sơ sinh, vàng da nặng hoặc viêm màng não, viêm não và các nguy cơ tiềm ẩn nếu người mẹ bị rubella khi mang thai.